Tiêu thụ điện đạt kỷ lục mới, gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp đôi
Giáo hoàng Francis đã được đưa vào bệnh viện Gemelli ở Rome (Ý) vào sáng 14.2 để "làm một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết và tiếp tục điều trị viêm phế quản", theo Vatican. Ông sẽ ở trong một phòng dành riêng cho các giáo hoàng.Giáo hoàng Francis đã phải chịu đựng các vấn đề về hô hấp trong hơn một tuần qua, khó thở trong những ngày gần đây và đã để trợ lý đọc những bài phát biểu của ông. Ông đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ.Tại một sự kiện hôm 12.2, Giáo hoàng Francis đã thở hổn hển, nói rằng ông "vẫn chưa thể" đọc bài phát biểu của mình, và mỉm cười nói tiếp: "Tôi hy vọng lần sau tôi có thể đọc".Giáo hoàng Francis đã nhập viện 3 đêm vào tháng 3.2023 vì viêm phế quản. Đến tháng 12.2023, ông đã phải hủy chuyến thăm Dubai để tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 của Liên Hiệp Quốc do một đợt viêm phế quản khác.Giáo hoàng người Argentina này đã gặp phải các vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây, trong đó có chứng viêm đại tràng. Ông đã phải ngồi xe lăn kể từ năm 2022 do đau đầu gối dai dẳng và phải dùng gậy trong những lúc đứng dậy hiếm hoi.Dù gặp vấn đề về sức khỏe, Giáo hoàng Francis hiếm khi nghỉ ngơi. Vào tháng 9.2024, ông đã hoàn thành chuyến công du 4 nước, chuyến đi dài nhất trong nhiệm kỳ giáo hoàng của ông về thời gian và khoảng cách. Ông không bao giờ nghỉ lễ và luôn bận rộn, thỉnh thoảng có hàng chục cuộc họp trong một buổi sáng.Những vấn đề sức khỏe của Giáo hoàng Francis thường xuyên làm dấy lên suy đoán về tương lai của ông, đặc biệt là khi người tiền nhiệm của ông, Benedict XVI, đã từ chức vì sức khỏe yếu vào năm 2013.Tuy để ngỏ khả năng từ chức nếu không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, Giáo hoàng Francis đã nói rằng hiện tại ông sẽ không đi đâu cả. Trong cuốn hồi ký được xuất bản vào năm ngoái, Giáo hoàng Francis đã viết rằng ông "không có lý do nào đủ nghiêm trọng để khiến tôi nghĩ đến việc từ chức".
Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm
Kho báu hoàng gia được tìm thấy bên trong Nhà thờ Vilnius thuộc Lithuania và chưa từng được phát hiện kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, theo Đài CNN hôm 9.1 dẫn thông cáo báo chí từ cơ quan quảng bá du lịch Go Vilnius.Trong số các báu vật có thể kể đến vương miện thuộc về Alexander Jagiellon, hoặc Aleksandras Jogailaitis, Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania (1461-1506).Một vương miện, một dây chuyền, một huy chương, một chiếc nhẫn và một tấm bia quan tài thuộc về Hoàng hậu Ba Lan Elizabeth (1436–1505).Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vương miện, quả cầu, trang sức của Hoàng hậu Ba Lan Barbara Radziwiłł (1520-1551), kết hôn với Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania Sigismund II Augustus (1520-1572)."Việc tìm thấy các huy hiệu chôn theo của vua chúa Lithuania và Ba Lan là kho báu vô giá của lịch sử, những biểu tượng cho truyền thống lâu đời của Lithuania trên tư cách nhà nước và là dấu hiệu khẳng định Vilnius là thủ đô", theo Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas.Các cổ vật biểu tượng cho vương quyền Trung Cổ được đặt bên trong quan tài của các nhà vua và hoàng hậu theo nghi thức bồi táng thời xưa.Kho báu trên lần đầu được tìm thấy năm 1931 khi Nhà thờ Vilnius được sửa chữa sau trận lụt và hé lộ hầm mộ chứa hài cốt của các vị quân chủ thời Trung Cổ.Số cổ vật được trưng bày cho đến khi đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939. Khi đó kho báu được cất giấu trước khi bị thất lạc. Một số nỗ lực tìm kiếm sau đó đã không thu được kết quả cho đến năm ngoái.Nhờ vào máy ảnh chụp xuyên tường, các nhà nghiên cứu thành công tìm được kho báu xưa vào tháng 12.2024. Vào thời điểm được tìm thấy, các cổ vật vẫn được bọc bên trong những trang báo được phát hành tháng 9.1939.
“Thời điểm trong năm, mình dành thời gian cho việc học, tham gia các hoạt động ngoại khóa nên dịp tết tranh thủ đi làm để kiếm thêm thu nhập. Ngày 26.2 (17 tháng giêng), mình mới có lịch học tại trường nhưng mình lên sớm đi làm phục vụ nhà hàng với mức lương khoảng 400.000 đồng/ngày. Khoảng thu nhập từ việc làm thêm giúp mình có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, đóng tiền nhà trọ”, Oanh nói.
Xe bán tải chạy ngược chiều, 'phóng bạt mạng' trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP chứng khoán Hải Phòng (mã chứng khoán HAC). Cụ thể, Công ty chứng khoán Hải Phòng bị phạt 187,5 triệu đồng do không thực hiện quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty thực hiện chuyển tiền từ tài khoản thanh toán khác của công ty sang tài khoản chuyên dụng và ngược lại với các bút toán cho vay, thu nợ ký quỹ, ứng trước, gửi tiết kiệm, thu phí.Đồng thời, HAC bị phạt 275 triệu đồng khi thực hiện cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng dù chưa được Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Bên cạnh đó, công ty này còn bị phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ. Tại một số thời điểm trong năm 2022 và 2023, HAC thực hiện cho vay giao dịch ký quỹ đối với một số khách hàng vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty.Ngoài ra, Công ty chứng khoán Hải Phòng còn bị phạt 92,5 triệu đồng đối với hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định. Đó là công ty chưa thực hiện công bố thông tin trên trang thông tin điện tử (website) cùng hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với hai Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua giao dịch giữa công ty với ông Vũ Xuân Cường (người có liên quan của người nội bộ công ty) với giá trị từ 10% trở lên trên tổng tài sản của công ty.Tổng cộng, Công ty chứng khoán Hải Phòng bị xử phạt số tiền 647,5 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm kể trên. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, công ty đạt lợi nhuận sau thuế gần 7 tỉ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ năm 2023.